6. Phân khu chức năng:
a) Khu phi thuế quan (quy mô khoảng 300 ha):
Khu phi thuế quan nằm tiếp giáp với cửa khẩu Cha Lo, là cửa ngõ của Khu kinh tế và là vùng ưu tiên phát triển về thương mại dịch vụ cửa khẩu. Bố trí các chức năng thương mại dịch vụ và hậu cần cho xuất nhập khẩu, khu thương mại công nghiệp (miễn thuế) gắn kết với cửa khẩu chính.
Các khu chức năng thành phần:
- Khu quản lý hành chính, quản lý và kiểm soát cửa khẩu: Nằm sát cửa khẩu, nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nơi giao dịch, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại.
- Khu thương mại - công nghiệp Bãi Dinh: Phân cách bằng hàng rào với khu vực xung quanh. Bố trí khu thương mại công nghiệp tại Bãi Dinh; khu vực Bãi Dinh sẽ bố trí trạm kiểm soát hàng hóa. Trạm kiểm soát hàng hóa này là cổng của khu vực phi thuế quan từ cửa khẩu Cha Lo đến Bãi Dinh với các khu vực thuế quan khác của Khu kinh tế.
b) Khu dân cư đô thị - nông thôn:
Diện tích đất xây dựng đô thị và điểm dân cư tập trung của Khu kinh tế khoảng 2.060,05 ha, bao gồm 02 đô thị tại các xã Dân Hóa và xã Hóa Tiến - Hóa Thanh. Ngoài ra còn có 01 điểm dân cư tập trung (trung tâm cụm xã) nằm tại xã Hồng Hóa, cụ thể:
- Đô thị cửa khẩu Cha Lo - Bãi Dinh (đô thị loại V); Bao gồm không gian từ Bãi Dinh đến trung tâm xã Dân Hóa là Y Leng. Quy mô đất xây dựng tập trung khoảng 172,59 ha, dân số khoảng 2.000 - 2.500 người; phát triển trên cơ sở trung tâm dịch vụ - công nghiệp tại Bãi Dinh và trung tâm xã Dân Hóa hiện hữu. Trung tâm Y Leng được cải tạo, nâng cấp và phát triển theo mô hình phát triển sinh thái gắn liền với đồi núi và cây xanh tự nhiên.
- Đô thị Hóa Tiến: Nằm dọc đường Hồ Chí Minh, chủ yếu thuộc địa phận xã Hóa Tiến và một phần xã Hóa Thanh. Quy mô đất xây dựng khoảng 1.587,46 ha dân số khoảng 23.000 - 25.000 người. Đây là vùng phát triển đô thị lớn nhất của Khu kinh tế, là trung tâm hậu cần dịch vụ, đảm bảo phục vụ các hoạt động thương mại, dịch vụ, tạo sức hút và có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đương đô thị loại V.
- Điểm dân cư tập trung xã Hồng Hóa: Quy mô đất xây dựng khoảng 178,76 ha, dân số khoảng 1.000 - 1.500 người. Khu vực dịch vụ thương mại được hình thành dựa trên trung tâm của xã Hồng Hóa cũ tại ngã ba Sôông và được phát triển thành trung tâm cụm xã phía Đông của Khu kinh tế (gồm 02 xã Hóa Phúc và Hồng Hóa). Bố trí khu ở cho một phần công nhân khu công nghiệp và lâm nghiệp tại Hồng Hóa và Hóa Phúc. Hình thành khu vực tái định cư trong khu vực; xây dựng khu công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp Hồng Hóa.
- Khu dân cư nông thôn: Các điểm trung tâm xã (quy mô tối thiểu từ 15÷50 hộ/điểm - cụm) cần được đầu tư xây dựng phát triển. Các trung tâm này được xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đảm bảo thuận lợi cho cư dân sinh sống.
- Xây dựng bản làng theo hướng khuyến khích giữ gìn theo truyền thống các dân tộc trong khu vực.
- Khu ở nông thôn được nâng cấp hiện trạng, cải tạo hệ thống hạ tầng, nâng cao đời sống người dân; xây dựng mô hình nhà ở cơ bản là nhà vườn.
c) Khu - cụm công nghiệp - dịch vụ:
- Khu dịch vụ - thương mại bố trí tại xã Dân Hóa, trên trục Quốc lộ 12A, quy mô 3,6 ha.
- Cụm công nghiệp - dịch vụ - thương mại Bãi Dinh, quy mô khoảng 67 ha: Là cụm công nghiệp - dịch vụ - thương mại tổng hợp đa ngành như: Lắp ráp; chế biến nông - lâm - thủy sản; hàng tiêu dùng: Dệt may, giày da, điện tử, điện lạnh cao cấp, thiết bị điện, đồ điện chất lượng cao; đóng gói, bao bì... Cho phép thực hiện các dự án kiểm soát được khả năng gây ô nhiễm môi trường.
- Cụm công nghiệp chủ yếu: Chế biến nông - lâm sản, hàng tiêu dùng, dệt may, nhựa, giầy da, điện tử... quy mô 75 ha tại ngã ba Khe Ve. Khu dịch vụ - thương mại, quy mô khoảng 60,2 ha. Cụm công nghiệp phía Bắc đô thị Hóa Tiến với các ngành chủ yếu: Sửa chữa ô tô, lắp ráp, đóng gói, bao bì, hàng tiêu dùng, thiết bị văn phòng phẩm, dụng cụ thể thao... quy mô khoảng 50 ha. Hạn chế bố trí các ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
- Cụm tiểu thủ công nghiệp Hóa Tiến, có quy mô 20 ha và khu vực khai thác đá vôi có quy mô 15 ha.
d) Vùng phát triển nông lâm nghiệp và dự phòng:
Vùng xây dựng phi tập trung là vùng sản xuất nông lâm nghiệp, chuyên canh của Khu kinh tế. Tổng quy mô diện tích của vùng đạt 10.000 ha, trong đó quỹ đất xây dựng trang trại là 3.530 ha, quỹ đất phát triển cây công nghiệp là 6.470 ha.
Mô hình phát triển trang trại có quy mô trung bình, sử dụng quỹ đất vừa phải (modul nên có là 5 - 10 ha/trang trại). Riêng với cao su có hiệu quả cao có thể cho phép hình thành các nông trường có quy mô lớn hơn, không phát triển nhanh. Loại hình khuyến khích phát triển tại đây là:
+ Trang trại trồng trọt: Trồng cây hàng năm quy mô trên 3 ha; trang trại trồng cây lâu năm quy mô trên 5 ha; trang trại lâm nghiệp quy mô từ 10 ha; trang trại trồng dược liệu...
+ Trang trại chăn nuôi: Các loại hình chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò vv... chăn nuôi sinh sản, lấy sữa; chăn nuôi lấy thịt; chăn nuôi gia súc: Lợn, dê...
+ Trang trại các sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như cá hồi, cá tầm, hoa và cây thuốc; cafe, hồ tiêu...
đ) Vùng quản lý bảo tồn cảnh quan tự nhiên:
Vùng quản lý bảo tồn cảnh quan tự nhiên bao gồm các khu vực vành đai biên giới và khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn sông Gianh tại Dân Hóa, Trọng Hóa và Hóa Thanh. Quy mô diện tích toàn vùng khoảng hơn 40.000 ha.
Hiện tại, quỹ đất trong vùng chủ yếu là rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ trên độ cao hoặc có độ dốc khá lớn, khó tiếp cận. Nằm trong hành lang xanh của vùng Trung Trường Sơn, tiếp giáp các khu bảo tồn thiên nhiên lớn, bản thân các khu vực này có giá trị rất cao về tài nguyên động thực vật, có vai trò làm giữ nước, hạn chế lũ lụt cho các vùng đô thị phía hạ nguồn.
Vùng không cho phép xây dựng công trình dân dụng, khuyến khích hoạt động mang tính nghiên cứu khoa học, du lịch mạo hiểm, du lịch tìm hiểu thiên nhiên.
|