Trung tâm dữ liệu: xu hướng của tương lai

Aug 16, 2021

1. Hôm nay mình đọc được một bài báo rất hay của JLL Việt Nam về loại hình bất động sản cho trung tâm dữ liệu. Xin được phép tóm tắt một số ý chính của bài:

Trung tâm dữ liệu là một phần tất yếu của mọi loại hình kinh doanh, dịch vụ cho thuê các cở sở hạ tầng để đặt máy chủ nhằm lưu trữ dữ liệu, phân tích dữ liệu, xử lý và truyền tải các dịch vụ kỹ thuật số và nhiều hơn nữa.

Covid-19 được xem là một chất xúc tác thúc đẩy nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tăng mạnh hơn.

Năm 2021, Cisco dự báo lưu lượng truy cập internet toàn cầu sẽ tăng gấp ba so với 2016 và đạt 3,3 zettabyte hàng năm, trong đó, lượng truy cập vào video trực tuyến (bao gồm cả Nextflix và YouTube) chiếm đến 82% và 43% trong số đó là kết nối di động.

Ưu điểm của loại bất động sản trung tâm dữ liệu:

  • Hợp đồng thuê dài hạn, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như BDS truyền thống
  • Lợi nhuận khi chào bán trung tâm dữ liệu cao hơn BDS truyền thống.

Nhược điểm:

  • Chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu cao hơn nhiều lần so với nhà kho hoặc tòa nhà văn phòng truyền thống.
  • Sự khác nhau trong quy định của các thành phố về việc thành lập trung tâm dữ liệu 

Cần đảm bảo đầy đủ nguồn điện cấp vào liên tục không có bất cứ gián đoạn nào. Trung tâm dữ liệu sử dụng rất nhiều điện năng, đòi hỏi hoạt động liên tục 24/7/365, và sau đó là công suất cần thiết để làm mát thiết bị. Ngoài ra, các trung tâm dữ liệu cũng thường xuyên tạo ra một lượng lớn khí thải CO2 ảnh hưởng đến môi trường.

2. Câu hỏi đặt ra là quỹ đất dành để đầu tư trung tâm dữ liệu hiện nay ở Việt Nam đang nằm ở đâu?

Theo quan sát của tôi, các trung tâm dữ liệu hiện hữu ở Hà Nội thường tập trung ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc, tại TP. Hồ Chí Minh: khu CNC quận 9.

4/5/2020: Công trình Trung tâm dữ liệu (Data Center) lớn nhất Việt Nam của Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom) với diện tích 10.000 m2 vừa chính thức khởi công xây dựng tại Khu Công nghệ cao, TP.HCM

Viettel IDC có 4 trung tâm dữ liệu: TTDL Pháp Vân, TTDL Hòa Lạc, TTDL Hoàng Hoa Thám, TTDL Bình Dương.

Theo Sách trắng công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam 2020, tính đến cuối năm 2019, cả nước có 4 khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập bao gồm: Công viên phần mềm Quang Trung (TP. Hồ Chí Minh), Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng, khu công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy-Hà Nội và Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội. Các khu công nghệ thông tin tập trung này có tổng số 887 doanh nghiệp hoạt động, với tổng số 42.700 nhân lực công nghệ thông tin./

TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là nơi có nhu cầu thuê trung tâm dữ liệu nhiều nhất nhưng diện tích đất dành cho việc xây dựng trung tâm dữ liệu từ 3-5 ha hầu như không còn nữa trong khi các tỉnh lân cận TP. HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An chưa có quy hoạch rõ ràng cho loại hình này. Thường thu hút đầu tư, thuê đất tùy theo từng trường hợp cụ thể.

3. Khu CNTT Tập trung TP.Đà Nẵng (Đà Nẵng IT Park)

Tuy nhiên, có một nơi được quy hoạch bài bản dành cho trung tâm dữ liệu nói riêng cũng như các ngành nghề liên quan công nghệ thông tin và công nghệ cao nói chung đó là Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng (Đà Nẵng IT Park) với kỳ vọng có một Khu công nghiệp CNTT tập trung lớn nhất nước cho đến thời điểm này”.

Khu CNTT Tập trung TP.Đà Nẵng (Đà Nẵng IT Park) quy mô 341 ha ở xã Hòa Liên, H.Hòa Vang, hiện đã đi vào hoạt động giai đoạn 1 diện tích 131 ha với mức đầu tư 47 triệu USD, giai đoạn 2 gồm 210 ha với mức đầu tư 74 triệu USD.

Danang IT Park (DNITP) được Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 27/QĐ/TTg ngày 06/01/2020 về việc Quyết định thành lập Khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng

Danang IT Park nằm ở vị trí đắc địa của vành đai phát triển kinh tế Tây Bắc Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 20 phút đi bằng ô tô. Từ đây, có thể dễ dàng tiếp cận khu hành chính – kinh doanh, sân bay, cảng biển, các trường đại học và các điểm du lịch địa phương.

Danang IT Park  được chia thành các phân khu chức năng khác nhau:

Phân khu A: Phân khu sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin

có diện tích đất còn lại cho thuê (cập nhật đầu năm 2021) là 35 ha, thời hạn thuê đến 2062

Phân khu A còn có nhà xưởng xây sẵn cho thuê và nhà xưởng xây theo yêu cầu

Tiêu chuẩn nhà xưởng: Nhà xưởng 02 tầng, diện tích sàn từ 3.000 m2. Kết cấu bê tông cốt thép, tường cách âm, cách nhiệt, sàn Epoxy chống tĩnh điện, hệ thống điều hòa trung tâm toàn bộ nhà xưởng, hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, chiều cao tầng 06 m, tải trọng sàn 1 Tấn/m2; hệ thống năng lượng mặt trời áp mái toàn bộ nhà xưởng; Nhà xưởng tích hợp các công năng phụ trợ gồm: văn phòng, nhà kho, căn tin, thang máy cho nhân viên và thang máy vận chuyển hàng hóa, hệ thống sân đỗ, nhà để xe thông minh, hiện đại, thông thoáng. Thời gian bàn giao dự kiến của block A2 là Q4.2021

Phân khu B: Phân khu nghiên cứu - Phát triển, tư vấn, đào tạo vườn ươm công nghệ thông tin

Phân khu C: Phân khu văn phòng, trụ sở làm việc phục vụ công tác quản lý, điều hành kết hợp trưng bày, hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm và truyền thông

Ngoài ra còn có nhóm phân khu cung cấp các dịch vụ cho khu công nghệ thông tin tập trung bao gồm

Phân khu D:  nhà ở phục vụ cho chuyên gia làm việc trong khu công nghệ thông tin tập trung (bao gồm khu chung cư và biệt thự)

Phân khu E: Phân khu sinh thái và dịch vụ dân sinh: cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao

Để biết thêm chi tiết về một số quy hoạch cho trung tâm dữ liệu tại Việt Nam cũng như thuê đất và nhà xưởng xây sẵn của Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng, quý khách vui lòng liên hệ (+84) 90806 9399

https://youtu.be/qCg8igC6Gk4