1. Chúng tôi nhận được câu hỏi của rất nhiều nhà đầu tư khi đến Việt Nam về Thời hạn sử dụng đất đó là thời hạn sử dụng là bao lâu? Sau thời hạn đó thì sẽ như thế nào?
Theo khoản 3 điều 126 của Luật Đất đai:
“Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư;doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam không quá 50 năm.
Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời hạn không quá 70 năm.
Vì vậy cho nên hầu hết (hơn 90%) đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp có thời hạn thuê đất là 50 năm, một số khu nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn thì có thời hạn thuê không quá 70 năm.
2. Câu hỏi đặt ra là khi hết thời gian sử dụng đối với đất công nghiệp, cụm công nghiệp, đất dự án thì như thế nào?
Cũng theo điều 126 của luật đất đai 2013 quy định khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà Nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.
Ví dụ: ở Bình Dương có một số nhà máy sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp, có thời hạn thuê đất 10 năm, 20 năm, 30 năm, khi hết thời hạn 10 năm, nếu nhà máy có nhu cầu sản xuất tiếp và đáp ứng được các quy định và quy hoạch có liên quan của địa phương, thì họ vẫn được xem xét và gia hạn hợp đồng thuê đất thêm 10, 20 năm nữa nhưng tối đa tổng cộng thời gian là không quá 50 năm.
3. Vậy sau thời hạn 50 năm đó thì như thế nào?
Về mặt lý thuyết, hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các nhà máy trong KCN, cụm công nghiệp là có thời hạn 50 năm. Doanh nghiệp đã bỏ ra số tiền thuê đất (1 lần hay hưnghiệp nữa mà là do nhà nước, chính quyền địa phương quyết định.
Tuy nhiên hầu hết các KCN lâu đời của Việt Nam vẫn còn gần 30 năm, đa số là 3 mấy năm, một số KCN mới thành lập thời hạn còn khoảng trên dưới 40 năm vì thế các bạn hãy an tâm mà đầu tư.
Sau thời hạn đó, nếu bạn vẫn muốn tiếp tục dự án đầu tư, nhà nước Việt Nam vẫn tạo mọi điều kiện để gia hạn thời gian thuê cho doanh nghiệp bạn với giá thuê đất được tính tại thời điểm đó. Trong trường hợp khu vực nhà máy của bạn nằm trong quy hoạch chung của địa phương là dành cho dự án an ninh quốc phòng, nhà ở, đô thị thì lúc đó doanh nghiệp của bạn vẫn được tạo điều kiện để tìm một vị trí sản xuất khác phù hợp hơn trong giai đoạn đó
4. Case study: KCN Biên Hòa 1
KCN Biên Hòa 1 hình thành năm 1963, đến nay đã trải qua hơn 50 năm phát triển. KCN này đã đóng góp rất nhiều cho ngân sách của Đồng Nai và cả nước, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhưng sứ mệnh lịch sử đã hết nên phải tính toán di dời, đóng cửa.
Thực tế, sau hơn nửa thế kỷ tồn tại, KCN Biên Hòa 1 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử “mở đường” và thúc đẩy sự phát triển của ngành Công nghiệp của Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.
Từ thực tế đó, năm 2008, Đồng Nai đã có đề xuất lên Chính phủ thực hiện chuyển đổi công năng của KCN. Một năm sau, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, quá trình triển khai gặp nhiều trở ngại và chậm trễ. Nguyên nhân chính là do chưa có cơ sở pháp lý để Đồng Nai có thể thực hiện việc di dời các doanh nghiệp, đóng cửa KCN Biên Hòa 1 để thực hiện chuyển đổi công năng.
Chính vì vậy, văn bản số 111/TTg-CN của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28-1-2021 về việc chấp thuận đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam chính là cơ sở pháp lý quan trọng để Đồng Nai có thể triển khai tiếp các thủ tục thực hiện di dời các doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của KCN lâu đời nhất cả nước này.
Chúng tôi cũng đang xem xét kết quả của việc chuyển đổi và di dời KCN Biên Hòa và sẽ thông tin sau khi kế hoạch hoàn thành