Quốc hội đồng ý giảm đất lúa, tăng đất khu công nghiệp

Nov 16, 2021

Theo nghị quyết này, đến năm 2025 đất nông nghiệp giảm 251 ngàn ha, đất trồng lúa giảm ngàn 348ha, đất phi nông nghiệp tăng 965 ngàn ha, đất khu công nghiệp tăng 120,1 ngàn ha...

Tránh hợp thức hóa đất khu công nghiệp

Báo cáo giải trình trước khi đại biểu bấm nút, liên quan đến đất khu công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy·ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến cho rằng, quy hoạch chỉ tiêu đất khu công nghiệp đến năm 2030 rất cao (tăng 120,1 ngàn ha so với năm 2020) trong khi giai đoạn 2011-2020 tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu này chỉ đạt hơn 47%.

Việc tăng chỉ tiêu này là cần thiết nhưng cần tính toán kỹ lưỡng, có quy định chặt chẽ để không lạm dụng việc quy hoạch gây lãng phí đất đai, ông Thanh phản ánh ý kiến đại biểu. 

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong những năm gần đây và dự báo trong giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế thời gian tới, dòng vốn chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam có xu hướng gia tăng, hệ thống hạ tầng giao thông được hoàn thiện. Mặt khác, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã đặt mục tiêu đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp đạt trên 40% GDP vào năm 2030.

Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ tiêu này đã được tính toán khoa học, xác định diện tích đất khu công nghiệp đến năm 2030 là 210,93 ngàn ha, tăng 120,10 ngàn ha so với năm 2020, tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm, các trục kinh tế ven biển, gắn kết với hạ tầng giao thông.

Để nâng cao tính khả thi, hiệu quả thực hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ gắn quy hoạch phát triển khu công nghiệp với quy hoạch phát triển đô thị, mạng lưới dịch vụ thương mại, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao phục vụ công nhân làm việc trong khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong sinh hoạt và sản xuất.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ lưu ý có kế hoạch cụ thể để phân bổ đất khu công nghiệp, tránh hiện tượng hợp thức hóa các dự án của nhà đầu tư.

Cho phép chuyển đổi linh hoạt 300 nghìn ha đất trồng lúa

Về đất lúa, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh báo cáo, có ý kiến đề nghị chỉ giữ 3,2 triệu ha. Một số ý kiến đề nghị rà soát, hạn chế việc lấy đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước tại các vùng có tiềm năng trồng lúa sang các loại đất phi nông nghiệp, đất khu công nghiệp và cho phép chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi đối với đất trồng lúa, nhưng không làm thay đổi tính chất lý hóa của đất để nâng cao hiệu quả kinh tế nhưng vẫn bảo đảm điều kiện để có thể chuyển lại trồng lúa; xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí chuyển đổi đất trồng lúa.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, quy hoạch đất trồng lúa được tính toán trên cở sở bảo đảm nhu cầu lương thực của quốc gia trong thời kỳ quy hoạch, đồng thời bám sát Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030; cơ bản bám sát các định hướng phát triển kinh tế các vùng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, phù hợp với tiềm năng đất đai từng vùng, địa phương trong phát triển đất trồng lúa.

Về chuyển đổi đất trồng lúa, trên thực tế ở một số nơi, việc sử dụng đất trồng lúa để trồng các cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản đang diễn ra và cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn. Quốc hội đã ban hành Luật Trồng trọt, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý chặt chẽ, quy định điều kiện chuyển đổi linh hoạt đất trồng lúa.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, dự thảo Nghị quyết quy định cho phép chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi tối đa 300 ngàn ha đất trồng lúa, nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất lúa, có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết. Đồng thời, cũng nêu rõ hạn chế việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp.

Công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tại nghị quyết, Quốc hội yêu cầu công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật bằng các hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Nghị quyết cũng nêu rõ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất được giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng; xử lý nghiêm các hành vi  gây ô nhiễm, làm hủy hoại đất, thoái hóa đất.

Về chính sách, thể chế, yêu cầu tại nghị quyết là sửa đổi Luật Đất đai và pháp luật có liên quan (trong đó có chính sách về tài chính đất đai) để bảo đảm sự đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai. Hoàn thiện chính sách điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, nhất là bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống, sinh kế tốt hơn, quan tâm phúc lợi xã hội cho người chưa đến tuổi lao động, không còn tuổi lao động và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội.

Quốc hội cũng yêu cầu nghiên cứu hoàn thiện các quy định về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tạo không gian cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, tạo quỹ đất ở vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu từ đất đai.

Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025

STT

Loại đất

Hiện trạng
năm 2020

Kế hoạch
đến năm 2025

So sánh tăng (+); giảm (-)

(nghìn ha)

Diện tích (nghìn ha)

Cơ cấu
(%)

Diện tích (nghìn ha)

Cơ cấu
(%)

1

Đất nông nghiệp

27.983,26

84,46

27.866,83

84,10

-116,43

1.1

Đất trồng lúa

3.917,25

11,82

3.733,04

11,27

-184,21

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

3.176,20

9,59

3.085,95

9,31

-90,25

1.2

Đất rừng phòng hộ

5.118,55

15,45

5.171,98

15,61

+53,43

1.3

Đất rừng đặc dụng

2.293,77

6,92

2.375,63

7,17

+81,86

1.4

Đất rừng sản xuất

7.992,34

24,12

8.088,36

24,41

+96,02

 

Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

3.977,43

12,00

3.954,31

11,93

-23,12

2

Đất phi nông nghiệp

3.931,11

11,86

4.404,89

13,30

+473,78

2.1

Đất khu công nghiệp

90,83

0,27

152,84

0,46

+62,01

2.2

Đất quốc phòng

243,16

0,73

257,32

0,78

+14,16

2.3

Đất an ninh

52,71

0,16

70,80

0,21

+18,09

2.4

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia

 1.342,41

4,05

1.567,50

4,73

+225,09

 

Trong đó:

         

-

Đất giao thông

722,33

2,18

832,04

2,51

+109,71

-

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

9,21

0,03

15,10

0,05

+5,89

-

Đất xây dựng cơ sở y tế

7,42

0,02

9,90

0,03

+2,48

-

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

48,91

0,15

64,41

0,19

+15,50

-

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

19,96

0,06

29,77

0,09

+9,81

-

Đất công trình năng lượng

 198,09

0,60

252,15

0,76

+54,06

-

Đất công trình bưu chính, viễn thông

0,91

0,003

2,97

0,008

+2,06

2.5

Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia

0,29

0,001

0,45

0,001

+0,16

2.6

Đất có di tích lịch sử - văn hóa

7,71

0,02

10,71

0,03

+3,00

2.7

Đất bãi thải, xử lý chất thải

8,17

0,02

14,26

0,04

+6,09

3

Đất chưa sử dụng

 

 

 

 

 

3.1

Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng

   

357,35

1,08

 

3.2

Đất chưa sử dụng còn lại

1.219,75

3,68

862,40

2,60

-357,35

4

Đất khu kinh tế

1.634,13

4,93

1.649,53

4,98

+15,40

5

Đất khu công nghệ cao

3,63

0,01

4,14

0,01

+0,51

6

Đất đô thị

2.028,07

6,12

2.560,70

7,73

+532,63

Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025.

Nguồn: Báo đầu tư

Tags