NGUỒN VỐN NƯỚC NGOÀI VÀO BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP

Aug 18, 2022

NGUỒN VỐN NƯỚC NGOÀI VÀO BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP

(Nguồn: Diễn đàn khu công nghiệp Việt Nam 2022)

Trong ba tháng đầu năm 2022. GDP Việt Nam đạt mức tăng trưởng là 5,03%. Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào thị trường Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD. Vốn FDI giải ngân lên đến 4,42 tỷ USD, đây là mức tăng cao nhất trong nửa thập kỷ qua và tăng với 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Sau lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, bất động sản hiện là lĩnh vực nhận được nguồn vốn FDI lớn thứ hai liên tiếp trong 10 năm qua. Theo ngành, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 68,7% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,71 tỷ USD, chiếm 23,5%; các ngành còn lại đạt 569,6 triệu USD, chiếm 7,8%. Trong quý I/2022, số dự án cấp mới tăng 37,6%; số lượt dự án điều chỉnh tăng vốn tăng 41,6%; số lượt dự án góp vốn, mua phần tương đương quý I/2021. Đây là dấu hiệu các nhà đầu tư vẫn xem Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn, thể hiện niềm tin về môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Mặc dù cơ hội đón vốn FDI là rất lớn nhưng cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư FDI đang ngày càng quyết liệt nhất là trong bối cảnh nguồn cung vốn hạn chế và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các quốc gia đều tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài để duy trì và phục hồi nền kinh tế. Do đó, cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia đang phát triển có sự tương đồng về thị trường, trình độ phát triển, công nghệ và lao động đang ngày càng gay gắt. Các công ty đã có mặt tại Việt Nam vẫn còn những mối lo ngại trong việc tìm kiếm nguồn lao động tay nghề cao, với hàng loạt những yêu cầu trong chuỗi cung ứng có chất lượng tương ứng với nguồn hàng mà họ đã sử dụng ở Trung Quốc. Cơ sở hạ tầng sẽ gặp nhiều thứthách để bắt kịp đà tăng trưởng các doanh nghiệp sản xuất chuyển hướng sang Việt Nam. Nhiều dự án hạ tầng tại đang phải đối mặt với sự chậm trễ do quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và dòng vốn.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung tìm ra các biện pháp có thể phát triển các ngành dịch vụ theo chiều sâu; tạo thêm động lực tốt cho việc tăng năng suất khu vực dịch vụ lẫn khu vực sản xuất kinh doanh cùng nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế. Để thu hút thêm đầu tư nước ngoài, đón đầu những lợi ích của các công ty di chuyển đến đây. Việt Nam còn cần cải thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng và quá trình thực hiện các giao dịch xuyên biên giới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. bổ sung chính sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ, xây dựng các quy định, tiêu chuẩn nhằm lựa chọn các nhà đầu tư FDI có công nghệ tiên tiến, có khả năng chống chịu sức ép để hướng đến phát triển bền vững.

Một số dự án FDI nổi bật năm 2022

Dự Án

Quốc Gia

Tổng vốn đăng kí (USD)

Địa điểm

Tỉnh

3/2 Pharmaceutical

Singapore

3.1 billion

Dong Nam A IP

Long An

LG Display Hai Phong

Korea

2.1 billion

Trang Due IP

Hai Phong

Polytex Far Eastern Vietnam Co., Ltd. Factory Project

Taiwan

1.37 billion

Bau Bang IP

Binh Duong

O Mon II Thermal Power Plant

Japan

1.31 billion

O Mon District

Can Tho

LEGO Group

Denmark

1.0 billion

VSIP III IP

Bimh Duong

Kraft Vina Paper Factory

Japan

611.4 million

Binh Xuyen IP

Vinh Phuc

 

          

 

Tags